KẾ HOẠCH Triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2023
Thực hiện Kế hoạch số 467/KH-BGDĐT ngày 28/3/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2023; Quyết định số 4501/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh giai đoạn 2021- 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, phụ huynh và học sinh về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; giáo dục kiến thức, kỹ năng chủ động phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước và học bơi an toàn.
3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo về tổ chức, giảng dạy, hướng dẫn cho trẻ em, học sinh những kiến thức, kỹ năng để phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước; kiến thức, kỹ năng dạy bơi an toàn và sơ cấp cứu ban đầu đối với tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng kế hoạch chi tiết, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng, hình thành cho học sinh ý thức, chủ động phòng tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông.
2. Thường xuyên rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ việc dạy, học; thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi, sinh hoạt; phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường, rào, lan can, khu vui chơi, hệ thống điện, cây xanh… trong khuôn viên nhà trường; kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo các tiêu chí trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
3. Triển khai hiệu quả Tài liệu hướng dẫn Giáo dục phòng tránh đuối nước cho học sinh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phát động phong trào học sinh bơi, học các kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước.
4. Lồng ghép các hoạt động giáo dục, các giờ học thể dục, các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường, thường xuyên tổ chức nhắc nhở, hướng dẫn học sinh các kỹ năng nhận biết về nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, đuối nước và các kỹ năng phòng tránh; khuyến khích nhà trường tăng cường xã hội hóa; phối hợp với gia đình học sinh tổ chức dạy bơi cho học sinh trong và ngoài nhà trường.
5. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các ban, ngành địa phương và gia đình học sinh tổ chức quản lý, giám sát, hướng dẫn học sinh đảm bảo an toàn phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trong dịp Lễ, dịp hè năm 2023; tổ chức các lớp kỹ năng, bơi an toàn phòng, chống đuối nước cho học sinh tham gia.
6. Triển khai bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên dạy bơi cho các nhà trường nhằm từng bước đảm bảo số lượng, chất lượng để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh; cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Sở GDĐT, Bộ GDĐT tổ chức.
7. Thường xuyên cập nhật, thống kê, phân tích, đánh giá và báo cáo tình hình tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước của học sinh xảy ra tại cơ sở giáo dục và định hướng các giải pháp can thiệp.
8. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trong trường học.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm. Căn cứ các nhiệm vụ được giao, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Nguồn kinh phí xã hội hóa, các tổ chức xã hội phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục Trung học, Phòng GDTH - GDMN
- Đầu mối phối hợp các phòng thuộc Sở và các đơn vị liên quan tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú thực hiện các nội dung nêu trên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện kế hoạch.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình tai nạn thương tích, đuối nước và tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.
3. Các đơn vị trực thuộc Sở
- Xây dựng kế hoạch chi tiết của đơn vị phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, an toàn giao thông cho học sinh.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát, cắm biển cảnh báo nguy hiểm khu vực ao, hồ, sông, suối; đặc biệt là khu vực xung quanh trường học.
- Có các biện pháp phối hợp với gia đình để quản lý học sinh, đặc biệt là các ngày nghỉ, dịp Lễ, dịp hè 2023.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị kịp thời kiến nghị, đề xuất Sở GDĐT (qua Phòng Giáo dục Trung học) để xem xét, giải quyết theo quy định./.
Ngày 14/1, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã làm việc với đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, cán bộ Đoàn, Đội trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Trong thời đại công nghệ số, Office 365 đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong giáo dục. Với hàng loạt tính năng mạnh mẽ, nó giúp giáo viên và học sinh tối ưu hóa việc dạy và học. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Office 365 để quản lý hoạt động dạy và học hiệu quả nhất.